Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi: Cần thiết hay không?

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi xuất phát từ Nhật Bản, sau đó đã được rất nhiều bậc cha mẹ trên toàn thế giới hưởng ứng. Tuy vậy, một số quan điểm lại cho rằng việc này không cần thiết, thậm chí còn là một hình thức “cướp” mất tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Thực hư chuyện này như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Có nên giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi?


Đối với trẻ em, năng lực não bộ có thể phát huy tối đa trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là lúc trẻ có thể ghi nhớ những hình ảnh và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm.

Vì vậy, không có lý do gì để chúng ta bỏ qua thời điểm vàng này để giáo dục trẻ. Nói cách khác, giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi nếu áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp trẻ có một nền tảng tuyệt vời cho việc học tập và phát triển sau này.

Giáo dục sớm cho trẻ thế nào để trẻ vẫn được phát triển tự nhiên?


Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi nếu đi sai hướng sẽ trở thành o ép, nhồi nhét và khiến trẻ bị mất quyền được sống hồn nhiên theo đúng lứa tuổi của mình.


giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi

Do đó, chúng ta có thể giáo dục sớm cho trẻ theo cách sau:

- Giáo dục cho trẻ phát triển thị giác: Trẻ sơ sinh có tầm nhìn kém, nhưng đến khi được 6 tháng tuổi thì trẻ đã nhìn được rõ hơn và xa hơn. Để giáo dục cho trẻ phát triển thị giác, cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi rộng rãi như công viên, khu vui chơi công cộng, đặc biệt là nhưng nơi có nhiều trẻ em và đồ đạc có màu sắc sặc sỡ, chúng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.

Đây cũng là cơ hội tốt để cha mẹ dạy trẻ nhận biết về đồ vật, màu sắc. Mỗi khi đưa trẻ đến nơi nào đó và thấy một sự vật, hiện tượng nào đó, hãy nói cho trẻ hiểu bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tỉnh cảm cùng với nụ cười trên môi. Mặc dù trẻ có thể không hiểu nội dung câu nói, nhưng trẻ cũng sẽ lưu tâm đến các sự vật đó và ghi nhớ chúng nhanh hơn.

- Giáo dục cho trẻ phát triển thính giác: Cho trẻ nghe nhạc là cách nhanh nhất để giúp trẻ phát triển thính giác. Thật ra việc này có thể thực hiện ngay khi trẻ còn là bào thai. Thậm chí trẻ có thể nhớ được những bản nhạc mà mình đã nghe thấy khi ở trong bụng mẹ nữa đó. 

 
- Giáo dục cho trẻ phát triển xúc giác: Dạy trẻ cầm nắm các đồ vật, đồ chơi sẽ giúp các ngón tay của trẻ cử động linh hoạt. Trẻ không được giáo dục thường biết cầm nắm muộn hơn với lực yếu hơn.

- Giáo dục cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp: Trẻ có thể hóng chuyện giỏi từ khi được 2 tháng tuổi, và đến khi được 6 tháng tuổi thì trẻ đã biết đáp lại bằng những tiếng o oe, ba, ma hoặc nụ cười, ánh mắt. Nếu như cha mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời bằng cách bắt chước tất cả những âm thanh mà trẻ phát ra, trẻ sẽ cực kỳ hào hứng. Đọc sách, truyện cho trẻ nghe mỗi ngày cũng là một cách giúp trẻ hình thành và phát triển khả năng giao tiếp.

Mặc dù đây là giai đoạn nhận thức tốt nhất của trẻ, song sự phát triển tư duy của mỗi trẻ lại khác nhau. Trẻ không tiếp thu tốt trong thời gian này không có nghĩa là trẻ kém thông minh. Vì vậy, giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi đòi hỏi phải thật sự kiên nhẫn, và cũng không nên kỳ vọng quá nhiều sẽ gây áp lực cho cả mẹ và con.




Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

5 cách dạy trẻ tập nói sớm cực kỳ đơn giản

Từ 4 – 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh như baba, mama và bập bẹ nói rõ hơn khi bé được 12 tháng tuổi. Trên thực tế, nếu biết cách dạy trẻ tập nói, cha mẹ có thể giúp bé biết nói sớm hơn. Hãy xem bí quyết đó là gì nhé!

5 cách dạy trẻ tập nói sớm


Cho trẻ nghe nhạc


Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã nghe được những âm thanh bên ngoài vì môi trường nước ối truyền âm thanh rất tốt. Thời gian này, nếu mẹ cho trẻ nghe những bản nhạc du dương hoặc hát cho trẻ nghe thì kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ được hình thành từ rất sớm.

Sau khi trẻ chào đời, mẹ cũng nên cho trẻ nghe lại những bài hát quen thuộc, trẻ sơ sinh có thể nhớ được những bài hát mà mình đã nghe đấy!

Trò chuyện và chơi với trẻ


Tương tự như việc nghe nhạc, cha mẹ cũng nên trò chuyện với con ngay khi con còn là bào thai. Khi trẻ đã chào đời, việc này còn có nhiều tác dụng hơn. Hoạt động trò chuyện cùng với ánh mắt, cử chỉ âu yếm của cha mẹ sẽ giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và đáp lại bằng những tiếng o oe.


dạy trẻ tập nói

Đọc truyện cho trẻ nghe


Mặc dù trẻ sơ sinh chẳng hiểu người lớn đang nói gì, nhưng mẹ vẫn có thể đọc truyện cho trẻ nghe. Khi trẻ lớn hơn một chút, khoảng 3 tháng tuổi, những quyển truyện tranh nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Đây là một cách dạy trẻ tập nói sớm đơn giản, đồng thời kích thích hứng thú học chữ ngay cả khi trẻ chưa đủ tuổi đến trường.

 

Đưa trẻ đến khu vui chơi công cộng


Nơi này có nhiều người và nhiều âm thanh sẽ giúp trẻ hào hứng và phát ra những âm thanh phấn khích. Đưa trẻ đến gặp nhiều bạn nhỏ khác cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và muốn giao tiếp hơn.

Khen ngợi trẻ


Ánh mắt, nụ cười và những câu khen ngợi trẻ trong giai đoạn sơ sinh có thể không mang lại nhiều hiệu quả vì khi đó trẻ chưa thực sự hiểu chuyện, nhưng trẻ có thể cảm nhận được tình cảm của cha mẹ trong đó. Khi trẻ đã lớn hơn, những lời động viên này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển về tâm lý, tình cảm và khả năng giao tiếp.

Tuy nhiên, dạy trẻ tập nói cần nhiều thời gian. Một số trẻ biết nói từ rất sớm, một số trẻ khác lại chậm hơn nên cha mẹ đừng quá sốt ruột. Đến khi được 12 tháng mà trẻ vẫn không có phản ứng gì với các âm thanh xung quanh, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám để xác định tình trạng chậm nói của trẻ và định hướng điều trị kịp thời.





Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kiến thức giúp cha mẹ giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non đúng cách


Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiện đang rất được quan tâm ở hệ thống các trường học. Bên cạnh đó bản thân cha mẹ cũng có thể tự giáo dục thêm cho con tại nhà. Việc này không chỉ đảm bảo cho trẻ có được bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất mà còn rất tốt cho sự phát triển về trí tuệ.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua bữa ăn


Trước khi vào bữa ăn, cha mẹ có thể dạy cho bé cách mời ông bà bố mẹ, mời cô giáo, bạn bè, việc này giúp bé hiểu được lễ nghi, phép tắc và giúp bé ngoan ngoãn hơn.

Trong bữa ăn, cha mẹ dạy bé cách cầm thìa để tự xúc ăn, trên thực tế trẻ được 9 tháng tuổi đã có thể tự túc được việc này. Tự cầm tay xúc ăn không chỉ giúp trẻ hào hứng với bữa ăn hơn mà còn rèn cho trẻ tính tự lập.


giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Thời gian này, cha mẹ cũng có thể dạy cho trẻ những kiến thức nhất định về các thực phẩm, chẳng hạn như rau có màu xanh tốt cho bụng của bé, cà rốt màu đỏ tốt cho mắt… Bé sẽ cảm thấy thích thú vì các kiến thức học được, đồng thời cảm thấy trân trọng đồ ăn hơn.

Không để trẻ xem tivi hoặc những thứ khác trong bữa ăn vì chúng sẽ làm trẻ phân tâm, chỉ ngậm đồ ăn chứ không chịu nuốt.

Vậy làm thế nào khi trẻ mẫu giáo bỏ ăn?


- Không cố dỗ dành hoặc ép trẻ phải ăn.

- Không cho trẻ ăn bù ngay sau đó nếu trẻ kêu đói mà phải đợi đến giờ ăn của bữa tiếp theo. Cha mẹ cũng cần nói cho trẻ biết rằng nếu ăn không đúng bữa trẻ sẽ phải chịu đói, trẻ sẽ không dám tái phạm nữa.

Trường hợp cha mẹ thương hại mà cho trẻ ăn bù thì trẻ sẽ tiếp tục bỏ ăn trong rất nhiều ngày tiếp theo.

 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua trò chơi


Đến lứa tuổi mầm non, trẻ đã biết rất nhiều trò chơi và hiểu được lời cha mẹ nói. Vì thế, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một biện pháp hữu hiệu để trẻ phát triển thể chất, trí tuệ.

Cha mẹ có thể áp dụng một số trò chơi như sau:

- Vẽ hình các loại hoa quả, rau củ mà trẻ thích, sau đó bảo trẻ đoán. Nếu trẻ đoán đúng, hãy thưởng cho trẻ loại quả tương ứng với hình vẽ và đừng quên khen ngợi trẻ. Tất cả trẻ mầm non đều hứng thú khi được khen.

- Chuẩn bị nhiều chiếc rổ để phân loại rau, củ, quả, thịt cá. Sau đó dùng những thực phẩm tương tự được làm bằng nhựa để trẻ phân loại. Cách này sẽ giúp trẻ nhận biết được các nhóm thực phẩm thường dùng trong bữa ăn. Khi trẻ làm đúng, hãy khen ngợi. Còn nếu trẻ làm sai không nên chê trách mà cần động viên, dạy trẻ làm đúng. 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua hoạt động


Cho trẻ tham gia chế biến các món ăn, chẳng hạn như giúp mẹ nhặt rau, rửa rau… Mặc dù trẻ có thể khiến cha mẹ cảm thấy “phiền” hơn một chút, nhưng hãy kiên nhẫn dạy dỗ trẻ. Việc làm này có rất nhiều lợi ích: Làm khăng khít thêm tình cảm gia đình, giúp trẻ hiểu thêm về thực phẩm và cách chế biến món ăn, khiến trẻ hiểu được rằng con cái nên giúp đỡ cha mẹ đồng thời tốt cho sự phát triển về giao tiếp, thể chất.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non không quá khó, nhưng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Cha mẹ đừng quá bao bọc trẻ, sự bao bọc đó không làm trẻ cảm thấy an toàn mà sẽ khiến trẻ ỷ lại, hư đốn và yếu đuối hơn rất nhiều.




Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

4 mẹo chọn thời trang cho bé gầy giúp bé nhà bạn trông bụ bẫm hơn


Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình phát triển bụ bẫm, rắn giỏi nhưng vì một số lý do nào đó mà bé nhà bạn lại gầy bé hơn các bạn. Để giúp con trông mập mạp hơn, các mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách chọn thời trang cho bé gầy dưới đây nhé.

1. Chọn theo chất liệu


Với những bé có cơ thể hơi gầy, cha mẹ không nên để bé mặc vải lanh bó sát mà nên cho bé mặc những loại vải đứng dáng như vải thô, kaki, vào mùa hè thì có thể cho bé mặc vải kate, vải cotton. Những bộ quần áo dáng suông sẽ giúp bé che đi phần cơ thể gầy gò.


thời trang cho bé gầy

2. Chọn theo kiểu dáng


Với bé nam, mẹ nên cho bé mặc áo thun, áo sơ mi hoặc quần dáng suông thay vì những bộ quần áo ôm sát cơ thể, cho bé mặc một chiếc áo thun với quần yếm bên ngoài cũng là cách giúp bé trông mập mạp, bụ bẫm hơn.

 

thời trang cho bé gầy

Với bé gái thì việc chọn thời trang cho bé gầy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần cho bé mặc những bộ váy xòe có bèo nhún và hoa trang trí ở phần trên là sẽ không ai phát hiện ra bé nhà bạn có phần nhẹ cân nữa.


thời trang cho bé gầy

3. Chọn theo họa tiết


Họa tiết kẻ sọc hoặc trơn màu làm bé gầy hơn thực tế, trong khi họa tiết kẻ ngang hoặc họa tiết hoa lá sẽ giúp bé mập hơn rất nhiều. Mẹ hãy ghi nhớ điều này khi chọn thời trang cho bé gầy nhé.


thời trang cho bé gầy

4. Chọn theo màu sắc


Bé gầy hợp với những màu sáng như trắng, hồng, đỏ, kem. Những màu tối như tím than, đen, nâu không hề hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ gầy.


thời trang cho bé gầy

Dựa vào 4 mẹo chọn thời trang cho bé gầy trên đây, mẹ hãy lựa cho bé nhà mình những bộ đồ thật xinh nhé!



Đọc tiếp »

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

12 kỹ năng quan trọng giúp cha mẹ tự dạy trẻ tự kỷ tại nhà


Hội chứng tự kỷ ở trẻ em xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ (dưới 24 tháng tuổi), nhưng cha mẹ không có kinh nghiệm rất khó phát hiện ra. Dạy trẻ tự kỷ là một vấn đề khó khăn, ngay cả đối với các chuyên gia về tự kỷ. Tự kỷ không phải là bệnh, không có thuốc chữa khỏi, mọi biện pháp chữa trị đều chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng.

Gia đình là môi trường tốt nhất cho việc dạy trẻ tự kỷ. Nếu nắm được kỹ năng, cha mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con tại nhà mà không cần đưa đến trung tâm, như vậy vừa tốn kém lại chưa chắc có hiệu quả. Điều cần lưu ý nhất là phải có kỹ năng và thật sự kiên trì.

dạy trẻ tự kỷ

12 kỹ năng giúp cha mẹ tự dạy trẻ tự kỷ tại nhà


1. Gọi tên trẻ


Trẻ tự kỷ đôi khi không nhận biết được tên của mình, hoặc có biết nhưng rất lười phản ứng. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ hành động gì của trẻ, chúng ta đều phải gọi tên trẻ. Chẳng hạn như: “Đức, con gấu đâu?” hay “Đức, đưa mẹ bông hoa”…

2. Ngang tầm mắt trẻ


Trẻ tự kỷ rất ngại giao tiếp bằng mắt, do đó mọi thứ đều phải để ngang tầm mắt để tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với người đối diện. Các vật dụng để thu hút sự chú ý của trẻ nên là đồ chơi hoặc những thứ mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chủ động nhìn nhiều hơn.

3. Theo dõi và tham gia cùng trẻ


Để trẻ là người dẫn dắt các hoạt động, cha mẹ theo dõi và tham gia cùng với trẻ, đồng thời điều chỉnh cách chơi sao cho phù hợp với trẻ.

4. Tập ngồi


Có nhiều trẻ tự kỷ tăng động không thể ngồi yên một chỗ, lúc này cần phải tập cho trẻ ngồi, biết chờ đợi và chơi lần lượt. Nên để trẻ ngồi ở một góc nhỏ hẹp, khó di chuyển ra chỗ khác và hạn chế những yếu tố làm trẻ xao nhãng như tiếng ồn, đồ chơi xung quanh.

5. Đợi và làm theo lần lượt


Đây là một cách dạy trẻ tự kỷ tính kiên nhẫn và biết giao tiếp một cách thật sự. Cha mẹ khi dạy trẻ cần tạo ra sự tương tác lần lượt, luân phiên trẻ, đến cha mẹ, rồi lại đến trẻ.

 

6. Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh


Lời nói khi hướng dẫn trẻ phải nhất quán, đơn giản, phù hợp với từng tình huống. Giọng điều cần rõ ràng, khi lên khi xuống để trẻ chú ý nhưng không được dùng những lời tiêu cực như “con không được làm cái này, con không được nghịch cái kia”. Thay vào đó, hãy nói những lời cụ thể như “Nhặt bóng lên, thả con cá ra!”. Sau khi nói, cần cho trẻ thời gian xử lý thông tin và phản ứng lại.

Bên cạnh lời nói, dạy trẻ tự kỷ cũng cần sự hỗ trợ nhiều của hình ảnh minh họa để trẻ dễ dàng hình dung, tưởng tượng và kiểm soát hành vi. Các hình ảnh này có thể là ảnh trên tivi, máy tính, video, ảnh thật hoặc hành động, cử chỉ, ánh mắt của người lớn.

7. Tạo nhu cầu


Trẻ tự kỷ lười phản ứng, ít nhu cầu, vì vậy cha mẹ phải tạo ra tình huống kích thích nhu cầu của trẻ, chẳng hạn như đưa đồ lên cao để trẻ với, bỏ đồ vào hộp trong suốt nhưng đậy kín, để đồ cho trẻ lựa chọn, đưa từng chút một hoặc làm trái với kỳ vọng của trẻ để trẻ phản đối.

8. Trợ giúp trẻ


Vì trẻ không thể bắt chước ngay được nên cần phải có cha mẹ trợ giúp, cầm tay chỉ việc cho trẻ. Đầu tiên làm mẫu để trẻ quan sát, sau đó cầm tay trẻ chỉ việc hoàn toàn, cầm tay chỉ việc 1 phần, hỗ trợ trẻ bằng hành động kèm cử chỉ lời nói, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói và cuối cùng là hỗ trợ trẻ bằng lời nói đơn thuần.

9. Chuỗi – từng bước nhỏ


Tất cả các công việc đều phải thực hiện thành chuỗi theo từng bước nhỏ, có thể là chuỗi tiến (đầu tiên đến cuối cùng) hoặc chuỗi ngược (từ cuối cùng đến đầu tiên).

10. Chơi đa dạng


Dạy trẻ tự kỷ chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau bởi trẻ tự kỷ rất hay làm đi làm lại một hành động. Hãy bắt đầu với những cách đơn giản, sau đó nâng cao phức tạp hơn để tăng khả năng nhận thức của trẻ.

11. Có cấu trúc


Tất cả các hoạt động đều phải có lịch trình, có bắt đầu và có kết thúc để trẻ không bị lúng túng trước sự việc xảy ra tiếp theo. Nếu thực hiện nhiều lần, trẻ có thể dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.

Vì vậy, khi bắt đầu việc gì, cha mẹ đều phải cho trẻ biết, chẳng hạn như “Bắt đầu đọc truyện nhé!”. Khi đọc xong cũng cần cho trẻ biết “Đọc xong rồi, cất truyện đi” kèm theo các hành động để trẻ dễ dàng hình dung.

12. Củng cố


Khi trẻ có những phản hồi phù hợp, dù chỉ là một chút thôi như chủ động nhìn mắt, hành vi đúng… hãy củng cố trẻ bằng cách mỉm cười thân thiện, khen ngợi trẻ cụ thể như “nhặt bóng giỏi”, “ghép hình giỏi”… Cha mẹ cũng nên ôm hôn trẻ để động viên, thưởng cho trẻ bằng đồ ăn, đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì mà trẻ thích. Chơi theo ý thích của trẻ trong thời gian ngắn cũng là một cách củng cố.


Dạy trẻ tự kỷ mất rất nhiều thời gian, đôi khi mặc dù cha mẹ dạy đúng phương pháp nhưng nhiều tháng trời trẻ không thể tiến bộ được, điều này có thể do tình trạng của bản thân trẻ. Khi đó, cha mẹ cần kiên trì, tiếp tục rèn luyện vì chỉ cần bỏ quên trẻ 1 vài ngày, mọi nỗ lực sẽ về con số 0.

Nguồn: totchocon.blogspot.com tổng hợp
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Mẹ đã biết giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách chưa?

Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non không còn là thuật ngữ xa lạ với các bậc phụ huynh. Nếu trước kia vấn đề này chưa được quan tâm nhiều thì hiện nay, các bậc cha mẹ đã chú ý rất nhiều đến việc phát triển trí tuệ cho trẻ ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, để thực hiện giáo dục cho trẻ trong độ tuổi mầm non không hề đơn giản. Hãy cùng totchocon.blogspot.com tìm hiểu ngay sau đây.

  
giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non


Tại sao cần giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non?


Việc học tập ngay khi từ nhỏ sẽ giúp thay đổi thành phần kết cấu của não bộ, làm cho các tế bào não phát triển phức tạp hơn, số lượng phân tử RNA trong tế bào não sẽ tăng lên rất nhiều.

Nếu bạn chưa biết, từ lúc trẻ sinh ra đã là một thiên tài. Chính vì vậy nếu trẻ được giáo dục trí tuệ từ sớm sẽ kích thích não bộ phát triển nhanh hơn và tư duy nhanh hơn rất nhiều. Nếu được trải nghiệm đúng phương pháp sẽ giúp não boọ trẻ phát triển về cảm xúc, tư duy và trí tuệ. Trẻ sẽ đam mê học hỏi, thích thú với việc khám phá xung quanh hơn.

Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non hiện nay


- Các trường mẫu giáo thường không đầu tư nhiều cho việc phát triển trí tuệ ở trẻ.

- Áp đặt khuôn khổ, những nguyên tắc giáo dục cũ.

- Trẻ không được sáng tạo. Chỉ chăm chăm theo khuôn khổ giáo viên đưa ra.

- Lựa chọn phương pháp giáo dục không đúng tuổi khiến trẻ không phát huy được hết khả năng.

- Các bậc phụ huynh không tìm cách giáo dục cho trẻ ngay khi ở nhà.

Làm thế nào để giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách?


Để có thể giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách cần có sự giúp đỡ từ cả phía gia đình và nhà trường nơi bé theo học.

Trong độ tuổi này, cách tốt nhất để giáo dục sớm cho trẻ đó là để trẻ học được những điều bổ ích thông qua các trò chơi. Khi ở độ tuổi đi học mẫu giáo hãy để trẻ sáng tạo trò chơi cùng các con số và chữ cùng những trải nghiệm ngoại khóa sau mỗi lớp học.

Điều quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ không phải là việc bạn máy móc ép trẻ biết điều gì đó mà là để trẻ tự khám phá ra điều mà bạn muốn trẻ học được.

Những lưu ý khi giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non


- Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

- Phụ huynh hoặc giáo viên cần hướng dẫn cũng như thực hiện với bé để bé yêu thích và cảm thấy an toàn khi hoạt động vui chơi, học hỏi.

- Giáo dục sớm khác với giáo dục tri thức sớm. Không nên ép bé tập viết, tập đọc hay nhận biết màu sắc,…ngay khi mới chập chững biết đi. Giáo dục sớm là kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh để phát triển tư duy tối đa. Khi trẻ đi mẫu giáo mẹ hãy áp dụng giáo dục tri thức cho trẻ.


Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ nhất là ở độ tuổi mầm non. Mẹ hãy tham khảo nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan đến việc giáo dục con tại chuyên mục: Giáo Dục nhé!
Đọc tiếp »
 

NHỮNG ĐIỀU TỐT NHẤT CHO CON Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates