Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Dạy trẻ 4 tuổi: 5 kỹ năng quan trọng cha mẹ cần dạy trẻ

Người xưa có câu “dạy con từ thuở còn thơ”, vậy cha mẹ nên dạy trẻ những gì khi chúng mới được 4 tuổi? Và nên dạy như thế nào để không ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ?

Trẻ 4 tuổi đã biết đi, chạy và nói khá giỏi, vốn từ vựng của trẻ có thể lên tới 1000 từ cho dù những gì trẻ nói ra không thật sự nhiều. Một đứa trẻ 4 tuổi nếu phát triển bình thường còn có thể nhận biết được đồ vật, biết bắt chước người khác, vẽ lại một vài hình thù đơn giản, thậm chí chúng đã bắt đầu biết nói dối. Nếu bạn phải dạy một đứa trẻ 4 tuổi, bạn sẽ dạy chúng những gì?

dạy trẻ 4 tuổi



1. Dạy trẻ 4 tuổi học cách giao tiếp, ứng xử


Trẻ 4 tuổi hầu như hiểu được tất cả những gì cha mẹ nói, trẻ biết được ý nghĩa câu nói “KHÔNG” của cha mẹ. Lứa tuổi này, đa số trẻ đều khá bướng bỉnh, nếu cha mẹ cho rằng vì con còn nhỏ nên chưa cần uốn nắn thì chắc chắn đã sai lầm.

Vì vậy, hãy dạy cho trẻ cách giao tiếp, ứng xử bằng cách:

- Dạy con chào người lớn khi gặp và chào tạm biệt khi ra về.

- Dạy con cách mời ông bà, cha mẹ, người lớn khi bắt đầu vào bữa ăn.

- Dạy con cách nói cảm ơn, xin lỗi.

- Dạy con không được phép làm khi người lớn nói “KHÔNG”.

- Dạy con hỏi mượn khi lấy đồ của người khác, khi dùng xong phải mang trả về vị trí ban đầu.

- Dạy con cách thật thà.

2. Dạy trẻ 4 tuổi tự các kỹ năng sống cơ bản


Trẻ 4 tuổi đã điều khiển được hoạt động của các bộ phận trên cơ thể một cách khéo léo hơn, vì vậy cha mẹ hãy dạy cho con các kỹ năng sống cơ bản. Những việc tưởng chừng rất đơn giản này có thể trở thành kỹ năng sinh tồn của con sau này.

- Dạy con tập bơi (mặc dù việc này cha mẹ đã có thể dạy cho con sớm hơn trước đó).

- Dạy con biết cách tránh các mối nguy hiểm, chẳng hạn như không được sờ vào ổ điện, không được cầm dao kéo, không lại gần phích nước…

- Dạy con không tiếp xúc với người lạ, không để người lạ chạm vào người trừ khi có bố mẹ đi cùng. Nếu có người lạ bắt đi cùng, hãy hét lên để những người xung quanh đều biết.

- Dạy trẻ tiết kiệm tiền để mua những đồ vật mà con thích.

 

3. Dạy trẻ 4 tuổi ý thức bảo vệ môi trường


Một thực tế đáng buồn là ý thức bảo vệ môi trường ở nước ta cực kỳ kém. Người ta sẵn sàng “vứt toạch” một cái vỏ chai vừa uống xong xuống đường, sẵn sàng nhổ bã kẹo cao su rồi bôi vào một góc nào đó của xe buýt, sẵn sàng dẫm nát thảm cỏ đang tươi tốt (mặc dù ngay đó có biển “Cấm giẫm lên cỏ”) chỉ để có vài bức ảnh đẹp hơn…

Vì vậy, để trong tương lai có một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, thì chúng ta cần rèn luyện cho những búp măng non ngay từ khi chúng còn rất nhỏ. Trong đó trẻ 4 tuổi là lứa tuổi phù hợp nhất. Các công việc này bao gồm:

- Dạy trẻ vứt rác đúng chỗ. Nếu gần đó không có thùng rác, có thể để tạm vào túi/balo của trẻ rồi tìm nơi có thùng rác để bỏ.

- Dạy trẻ không ngắt hoa, bẻ cành, nhất là ở nơi công cộng.

- Dạy trẻ tiết kiệm điện, nước, giấy và những nguồn năng lượng, nguyên liệu khác.

- Dạy trẻ bảo vệ động vật, không ngược đãi các vật nuôi trong gia đình.

- Dạy trẻ biết quý trọng đồ ăn, vì đó cũng là một cách bảo vệ môi trường.

4. Dạy trẻ 4 tuổi làm việc nhà


Dạy trẻ 4 tuổi làm việc nhà không nhằm mục đích để bé làm giúp mẹ một cách thực sự, vì có lẽ bạn cũng biết rằng có khi bé chỉ khiến mọi thứ rối tung lên mà thôi. Do đó, việc này chủ yếu rèn cho trẻ ý thức phải gọn gàng, sạch sẽ và ý thức chủ động giúp đỡ cha mẹ.

- Dạy trẻ tự mặc quần áo dưới sự chỉ dẫn, giúp đỡ của bố mẹ. Khi trẻ đã thành thạo hơn, hãy để trẻ tự làm mọi thứ một mình.

- Dạy trẻ xếp gọn đồ chơi sau khi chơi xong.

- Dạy trẻ tự đánh răng, tắm rửa, vệ sinh cá nhân dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của cha mẹ.

- Dạy trẻ quét nhà, cùng mẹ nấu ăn, gấp gọn quần áo.

- Dạy trẻ tưới cây, chăm sóc thú cưng nếu gia đình có nuôi con vật nào đó.

5. Dạy trẻ 4 tuổi học tập: Học chữ, học đếm, học hát, làm đồ thủ công


Trẻ 4 tuổi bắt đầu học mẫu giáo bé, và bạn không cần phải đợi đến khi bé vào lớp 1 mới bắt đầu dạy bé học tập. Lúc này, khả năng nhận thức nhanh nhạy sẽ giúp bé tiếp thu rất nhanh những gì được dạy.

- Dạy trẻ học chữ thông qua các hình ảnh, video nhiều màu sắc ngộ nghĩnh. Nếu trẻ hứng thú, có thể dạy trẻ học viết.

- Dạy trẻ vẽ tranh, bắt đầu bằng cách cho trẻ vẽ những đồ vật mà trẻ yêu thích.

- Dạy trẻ tập đếm bằng cách dùng que tính, đồ chơi…

- Dạy trẻ sắp xếp đồ vật theo chủng loại, thứ tự…

- Dạy trẻ tập hát. Thường thì ở tuổi này, trẻ sẽ tự nhẩm lại lời bài hát mà mình yêu thích. Nếu không nhớ, trẻ sẽ tự “chế lời” một cách vô cùng ngộ nghĩnh.

- Dạy trẻ làm các đồ thủ công: Vẽ tranh, nặn đất, tô màu…

- Nếu có điều kiện, có thể cho trẻ học võ, học đàn…

Cha mẹ cần lưu ý: Dạy trẻ 4 tuổi không quá khó nhưng phải đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nên tích cực khen ngợi, động viên, nếu trẻ làm sai cũng không nên la mắng hoặc đánh đòn (việc này không làm trẻ ngoan hơn mà chỉ ngày càng lì lợm), hãy nhắc nhở tình cảm, nhẹ nhàng để trẻ hiểu. 

Quan trọng hơn nữa, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Trẻ con giống như một tờ giấy trắng, chúng ta chính là người cầm bút vẽ lên tờ giấy trắng đó, đừng để tâm hồn trong sáng của trẻ bị vấy bẩn vì bất cứ lý do nào.


Đọc tiếp »

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

5 cuốn sách cực hay giúp mẹ dạy trẻ kỹ năng sống



Dạy trẻ kỹ năng sống từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có khả năng đối phó, xử lý các tình huống trong cuộc sống một cách tích cực. Có nhiều cách để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó thông qua việc đọc sách là một trong những cách đơn giản và khá hiệu quả.


Dưới đây là 5 quyển sách dạy trẻ kỹ năng sống mà các mẹ nên tham khảo.

Bộ sách “Tuần của bé”


Đây là bộ sách giúp cha mẹ học và chơi cùng con, được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn để dành cho trẻ từ 3 – 6 tuổi.

Mỗi cuốn sách “Tuần của bé” sẽ gồm 7 chuyện mục tương ứng với 7 ngày trong tuần:
dạy trẻ kỹ năng sống


- Thứ Hai: Chào tuần mới, giới thiệu các ngày đặc biệt, nói về khí hậu và các hoạt động thường ngày.

- Thứ Ba: Nói về động thực vật, các hiện tượng thiên nhiên và văn hóa của một số nước trên thế giới.

- Thứ Tư: Kể chuyện cho bé, bao gồm truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện về danh nhân…

- Thứ Năm: Giúp bé học tiếng Anh qua những trò chơi thú vị.

- Thứ Sáu: Những bí kíp bỏ túi về các kỹ năng sống cho bé.

- Thứ Bảy: Dạy bé về thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam.

- Chủ nhật: Dạy bé làm đồ chơi, nấu ăn.

Ngỏ lời khi cần giúp


“Ngỏ lời khi cần giúp” là một quyển sách song ngữ, vừa giúp cha mẹ dạy trẻ kỹ năng sống, lại vừa giúp bé có được một nền tảng tiếng Anh tốt cho việc học tập sau này.

Cuốn sách này của tác giả Jennifer Moore – Mallino & Gustavo Mazali, nhằm giải quyết những nỗi lo âu, sợ sệt của trẻ em trước những rắc rối của cuộc sống nhưng lại không biết cách tìm sự giúp đỡ. Cha mẹ hãy cùng con đọc “Ngỏ lời khi cần giúp” để cùng con vượt qua nỗi sợ này nhé!

 

Con không thích bị nói không


Trẻ nhỏ nếu được chiều chuộng sẽ hay vòi vĩnh, và chúng sẽ không ngừng khóc lóc, la hét khi không được cha mẹ đồng ý một việc gì đó. Nếu như mẹ không muốn con mình gào thét trong siêu thị chỉ vì không được mua đồ chơi thì hãy cùng con đọc “Con không thích bị nói không” của nhà xuất bản Boys Town.

Kết bạn là một nghệ thuật


Chúng ta không thể sống cô độc mà không có bạn bè, và với trẻ nhỏ thì tình bạn lại càng quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần, cảm xúc và cả tính cách của trẻ.

Dạy trẻ kỹ năng sống qua “Kết bạn là một nghệ thuật” – cuốn sách tâm huyết của tác giả Julia Cook sẽ giúp bé nhà bạn xây dựng được các mối quan hệ trong cuộc sống một cách thông minh, đồng thời học được cách cư xử đúng mực trong cuộc sống.

Những tấm lòng cao cả


Tác phẩm kinh điển của Edmondo De Amicis – “Những tấm lòng cao cả” sẽ giúp cha mẹ hiểu được về cuộc sống của con ở trường, giúp trẻ nhỏ hiểu được tầm quan trọng của những mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, giữa người với người, và quan trọng hơn là giáo dục trẻ trở thành một công dân tốt.

Dạy trẻ kỹ năng sống cần thực hiện càng sớm càng tốt. Mẹ hãy cùng bé đọc sách ngay hôm nay nhé!

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Khi nào nên dạy trẻ học chữ cái? Dạy thế nào để trẻ không áp lực?

Dạy trẻ học chữ cái quá sớm nếu không đúng phương pháp có thể khiến trẻ cảm thấy bị ép buộc và không còn được phát triển theo đúng lứa tuổi.

Ngày nay, rất nhiều cha mẹ dạy con học chữ cái trước khi bước vào lớp 1, việc này vô tình khiến những trẻ không học sớm bị thiệt thòi, hụt hẫng kiến thức. Vì vậy, càng ngày người ta càng chạy đua cho con học sớm, kết quả là khiến các con bị “cướp” mất tuổi thơ hồn nhiên vốn có.

Khi nào nên dạy trẻ học chữ cái?


Theo các nghiên cứu khoa học, từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển khả năng nhận thức tốt nhất. Điều này có nghĩa là nếu mẹ dạy cho trẻ thứ gì đó trong thời gian này, trẻ sẽ học được rất nhanh.

Có thể mẹ không tin, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dạy chữ cho trẻ ngay từ khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này, tầm nhìn của trẻ đã hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu biết tên mình, trẻ biết đáp lại bằng những tiếng o oe, bằng tiếng cười, tiếng khóc khi cha mẹ trò chuyện, và trẻ hứng thú với tất cả những thứ đó.


dạy trẻ học chữ cái

Mẹ cũng cần phân biệt giữa dạy chữ và dạy viết cho trẻ: Dạy chữ là chỉ cho trẻ biết và nhớ các mặt chữ, còn dạy viết sẽ buộc bàn tay của trẻ phải làm việc với sách vở, bút thước. Do đó, nếu như dạy chữ chỉ đòi hỏi trẻ về khả năng nhận thức thì dạy viết lại có thêm những tiêu chuẩn cao hơn về thể chất.

Theo các nghiên cứu, trẻ từ 6 tuổi mới phát triển đầy đủ về thể chất và sự khéo léo để điều khiển một cây bút theo ý muốn. Vì thế, hầu hết các quốc gia đều quy định trẻ 6 tuổi mới đủ tuổi đến trường.


 

Dạy chữ thế nào để trẻ không áp lực?


- Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi: Giúp trẻ phát triển sự nhận thức và khả năng cầm nắm các vật bằng cách đưa trẻ đi chơi, trò chuyện với trẻ, đọc truyện cho trẻ nghe, đưa các đồ chơi để trẻ cầm nắm.

- Giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi: Trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi trò chơi với hình ảnh, con chữ nhiều màu sắc, đọc truyện cho trẻ nghe, đưa trẻ đi khám phá thế giới xung quanh.

- Giai đoạn trên 1 tuổi: Lúc này trẻ đã biết nói, việc trò chuyện thật nhiều với trẻ, dạy trẻ nói những chữ cơ bản như o, a, bà, ba sẽ giúp trẻ học nói nhanh hơn. Đồng thời vẫn cho trẻ làm quen con chữ qua hình ảnh, chữ cái nhiều màu sắc.

- Giai đoạn trên 2 tuổi: Trẻ bắt đầu biết cầm nắm và nhận thức tốt hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ chơi các trò chơi như tô tượng, tô màu, nặn đất để trẻ phân biệt được màu sắc, biết cầm nắm, điều khiển vật dụng bằng các ngón tay.

Việc học chữ cho trẻ trong thời gian này cũng vẫn thông qua các trò chơi, đọc truyện cổ tích, truyện về các con vật để khơi gợi sự hứng thú của trẻ với con chữ. Cho trẻ xem hình ảnh của các đồ vật, rồi chỉ sang chữ viết của đồ vật đó, dạy trẻ đánh vần để trẻ quen mặt chữ.

- Giai đoạn trên 4 tuổi: Có thể dạy trẻ tập viết, tuy nhiên nên gài khéo léo vào các trò chơi. Mỗi lần tập viết của trẻ không nên kéo dài quá 15 phút vì chúng sẽ khiến trẻ mệt và cảm thấy áp lực.

Nhìn chung, dạy trẻ học chữ cái cần có sự đồng hành của cha mẹ. Tâm lý lúc này của trẻ rất mải chơi, vì vậy phải làm thế nào để trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà học”, chỉ có như vậy trẻ mới hứng thu tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên mà không cảm thấy bị gò ép.


Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi: Cần thiết hay không?

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi xuất phát từ Nhật Bản, sau đó đã được rất nhiều bậc cha mẹ trên toàn thế giới hưởng ứng. Tuy vậy, một số quan điểm lại cho rằng việc này không cần thiết, thậm chí còn là một hình thức “cướp” mất tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Thực hư chuyện này như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Có nên giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi?


Đối với trẻ em, năng lực não bộ có thể phát huy tối đa trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là lúc trẻ có thể ghi nhớ những hình ảnh và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm.

Vì vậy, không có lý do gì để chúng ta bỏ qua thời điểm vàng này để giáo dục trẻ. Nói cách khác, giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi nếu áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp trẻ có một nền tảng tuyệt vời cho việc học tập và phát triển sau này.

Giáo dục sớm cho trẻ thế nào để trẻ vẫn được phát triển tự nhiên?


Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi nếu đi sai hướng sẽ trở thành o ép, nhồi nhét và khiến trẻ bị mất quyền được sống hồn nhiên theo đúng lứa tuổi của mình.


giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi

Do đó, chúng ta có thể giáo dục sớm cho trẻ theo cách sau:

- Giáo dục cho trẻ phát triển thị giác: Trẻ sơ sinh có tầm nhìn kém, nhưng đến khi được 6 tháng tuổi thì trẻ đã nhìn được rõ hơn và xa hơn. Để giáo dục cho trẻ phát triển thị giác, cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi rộng rãi như công viên, khu vui chơi công cộng, đặc biệt là nhưng nơi có nhiều trẻ em và đồ đạc có màu sắc sặc sỡ, chúng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.

Đây cũng là cơ hội tốt để cha mẹ dạy trẻ nhận biết về đồ vật, màu sắc. Mỗi khi đưa trẻ đến nơi nào đó và thấy một sự vật, hiện tượng nào đó, hãy nói cho trẻ hiểu bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tỉnh cảm cùng với nụ cười trên môi. Mặc dù trẻ có thể không hiểu nội dung câu nói, nhưng trẻ cũng sẽ lưu tâm đến các sự vật đó và ghi nhớ chúng nhanh hơn.

- Giáo dục cho trẻ phát triển thính giác: Cho trẻ nghe nhạc là cách nhanh nhất để giúp trẻ phát triển thính giác. Thật ra việc này có thể thực hiện ngay khi trẻ còn là bào thai. Thậm chí trẻ có thể nhớ được những bản nhạc mà mình đã nghe thấy khi ở trong bụng mẹ nữa đó. 

 
- Giáo dục cho trẻ phát triển xúc giác: Dạy trẻ cầm nắm các đồ vật, đồ chơi sẽ giúp các ngón tay của trẻ cử động linh hoạt. Trẻ không được giáo dục thường biết cầm nắm muộn hơn với lực yếu hơn.

- Giáo dục cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp: Trẻ có thể hóng chuyện giỏi từ khi được 2 tháng tuổi, và đến khi được 6 tháng tuổi thì trẻ đã biết đáp lại bằng những tiếng o oe, ba, ma hoặc nụ cười, ánh mắt. Nếu như cha mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời bằng cách bắt chước tất cả những âm thanh mà trẻ phát ra, trẻ sẽ cực kỳ hào hứng. Đọc sách, truyện cho trẻ nghe mỗi ngày cũng là một cách giúp trẻ hình thành và phát triển khả năng giao tiếp.

Mặc dù đây là giai đoạn nhận thức tốt nhất của trẻ, song sự phát triển tư duy của mỗi trẻ lại khác nhau. Trẻ không tiếp thu tốt trong thời gian này không có nghĩa là trẻ kém thông minh. Vì vậy, giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi đòi hỏi phải thật sự kiên nhẫn, và cũng không nên kỳ vọng quá nhiều sẽ gây áp lực cho cả mẹ và con.




Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

5 cách dạy trẻ tập nói sớm cực kỳ đơn giản

Từ 4 – 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh như baba, mama và bập bẹ nói rõ hơn khi bé được 12 tháng tuổi. Trên thực tế, nếu biết cách dạy trẻ tập nói, cha mẹ có thể giúp bé biết nói sớm hơn. Hãy xem bí quyết đó là gì nhé!

5 cách dạy trẻ tập nói sớm


Cho trẻ nghe nhạc


Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã nghe được những âm thanh bên ngoài vì môi trường nước ối truyền âm thanh rất tốt. Thời gian này, nếu mẹ cho trẻ nghe những bản nhạc du dương hoặc hát cho trẻ nghe thì kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ được hình thành từ rất sớm.

Sau khi trẻ chào đời, mẹ cũng nên cho trẻ nghe lại những bài hát quen thuộc, trẻ sơ sinh có thể nhớ được những bài hát mà mình đã nghe đấy!

Trò chuyện và chơi với trẻ


Tương tự như việc nghe nhạc, cha mẹ cũng nên trò chuyện với con ngay khi con còn là bào thai. Khi trẻ đã chào đời, việc này còn có nhiều tác dụng hơn. Hoạt động trò chuyện cùng với ánh mắt, cử chỉ âu yếm của cha mẹ sẽ giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và đáp lại bằng những tiếng o oe.


dạy trẻ tập nói

Đọc truyện cho trẻ nghe


Mặc dù trẻ sơ sinh chẳng hiểu người lớn đang nói gì, nhưng mẹ vẫn có thể đọc truyện cho trẻ nghe. Khi trẻ lớn hơn một chút, khoảng 3 tháng tuổi, những quyển truyện tranh nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Đây là một cách dạy trẻ tập nói sớm đơn giản, đồng thời kích thích hứng thú học chữ ngay cả khi trẻ chưa đủ tuổi đến trường.

 

Đưa trẻ đến khu vui chơi công cộng


Nơi này có nhiều người và nhiều âm thanh sẽ giúp trẻ hào hứng và phát ra những âm thanh phấn khích. Đưa trẻ đến gặp nhiều bạn nhỏ khác cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và muốn giao tiếp hơn.

Khen ngợi trẻ


Ánh mắt, nụ cười và những câu khen ngợi trẻ trong giai đoạn sơ sinh có thể không mang lại nhiều hiệu quả vì khi đó trẻ chưa thực sự hiểu chuyện, nhưng trẻ có thể cảm nhận được tình cảm của cha mẹ trong đó. Khi trẻ đã lớn hơn, những lời động viên này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển về tâm lý, tình cảm và khả năng giao tiếp.

Tuy nhiên, dạy trẻ tập nói cần nhiều thời gian. Một số trẻ biết nói từ rất sớm, một số trẻ khác lại chậm hơn nên cha mẹ đừng quá sốt ruột. Đến khi được 12 tháng mà trẻ vẫn không có phản ứng gì với các âm thanh xung quanh, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám để xác định tình trạng chậm nói của trẻ và định hướng điều trị kịp thời.





Đọc tiếp »

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kiến thức giúp cha mẹ giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non đúng cách


Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non hiện đang rất được quan tâm ở hệ thống các trường học. Bên cạnh đó bản thân cha mẹ cũng có thể tự giáo dục thêm cho con tại nhà. Việc này không chỉ đảm bảo cho trẻ có được bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất mà còn rất tốt cho sự phát triển về trí tuệ.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua bữa ăn


Trước khi vào bữa ăn, cha mẹ có thể dạy cho bé cách mời ông bà bố mẹ, mời cô giáo, bạn bè, việc này giúp bé hiểu được lễ nghi, phép tắc và giúp bé ngoan ngoãn hơn.

Trong bữa ăn, cha mẹ dạy bé cách cầm thìa để tự xúc ăn, trên thực tế trẻ được 9 tháng tuổi đã có thể tự túc được việc này. Tự cầm tay xúc ăn không chỉ giúp trẻ hào hứng với bữa ăn hơn mà còn rèn cho trẻ tính tự lập.


giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Thời gian này, cha mẹ cũng có thể dạy cho trẻ những kiến thức nhất định về các thực phẩm, chẳng hạn như rau có màu xanh tốt cho bụng của bé, cà rốt màu đỏ tốt cho mắt… Bé sẽ cảm thấy thích thú vì các kiến thức học được, đồng thời cảm thấy trân trọng đồ ăn hơn.

Không để trẻ xem tivi hoặc những thứ khác trong bữa ăn vì chúng sẽ làm trẻ phân tâm, chỉ ngậm đồ ăn chứ không chịu nuốt.

Vậy làm thế nào khi trẻ mẫu giáo bỏ ăn?


- Không cố dỗ dành hoặc ép trẻ phải ăn.

- Không cho trẻ ăn bù ngay sau đó nếu trẻ kêu đói mà phải đợi đến giờ ăn của bữa tiếp theo. Cha mẹ cũng cần nói cho trẻ biết rằng nếu ăn không đúng bữa trẻ sẽ phải chịu đói, trẻ sẽ không dám tái phạm nữa.

Trường hợp cha mẹ thương hại mà cho trẻ ăn bù thì trẻ sẽ tiếp tục bỏ ăn trong rất nhiều ngày tiếp theo.

 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua trò chơi


Đến lứa tuổi mầm non, trẻ đã biết rất nhiều trò chơi và hiểu được lời cha mẹ nói. Vì thế, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là một biện pháp hữu hiệu để trẻ phát triển thể chất, trí tuệ.

Cha mẹ có thể áp dụng một số trò chơi như sau:

- Vẽ hình các loại hoa quả, rau củ mà trẻ thích, sau đó bảo trẻ đoán. Nếu trẻ đoán đúng, hãy thưởng cho trẻ loại quả tương ứng với hình vẽ và đừng quên khen ngợi trẻ. Tất cả trẻ mầm non đều hứng thú khi được khen.

- Chuẩn bị nhiều chiếc rổ để phân loại rau, củ, quả, thịt cá. Sau đó dùng những thực phẩm tương tự được làm bằng nhựa để trẻ phân loại. Cách này sẽ giúp trẻ nhận biết được các nhóm thực phẩm thường dùng trong bữa ăn. Khi trẻ làm đúng, hãy khen ngợi. Còn nếu trẻ làm sai không nên chê trách mà cần động viên, dạy trẻ làm đúng. 

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua hoạt động


Cho trẻ tham gia chế biến các món ăn, chẳng hạn như giúp mẹ nhặt rau, rửa rau… Mặc dù trẻ có thể khiến cha mẹ cảm thấy “phiền” hơn một chút, nhưng hãy kiên nhẫn dạy dỗ trẻ. Việc làm này có rất nhiều lợi ích: Làm khăng khít thêm tình cảm gia đình, giúp trẻ hiểu thêm về thực phẩm và cách chế biến món ăn, khiến trẻ hiểu được rằng con cái nên giúp đỡ cha mẹ đồng thời tốt cho sự phát triển về giao tiếp, thể chất.

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non không quá khó, nhưng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Cha mẹ đừng quá bao bọc trẻ, sự bao bọc đó không làm trẻ cảm thấy an toàn mà sẽ khiến trẻ ỷ lại, hư đốn và yếu đuối hơn rất nhiều.




Đọc tiếp »

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

4 mẹo chọn thời trang cho bé gầy giúp bé nhà bạn trông bụ bẫm hơn


Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình phát triển bụ bẫm, rắn giỏi nhưng vì một số lý do nào đó mà bé nhà bạn lại gầy bé hơn các bạn. Để giúp con trông mập mạp hơn, các mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách chọn thời trang cho bé gầy dưới đây nhé.

1. Chọn theo chất liệu


Với những bé có cơ thể hơi gầy, cha mẹ không nên để bé mặc vải lanh bó sát mà nên cho bé mặc những loại vải đứng dáng như vải thô, kaki, vào mùa hè thì có thể cho bé mặc vải kate, vải cotton. Những bộ quần áo dáng suông sẽ giúp bé che đi phần cơ thể gầy gò.


thời trang cho bé gầy

2. Chọn theo kiểu dáng


Với bé nam, mẹ nên cho bé mặc áo thun, áo sơ mi hoặc quần dáng suông thay vì những bộ quần áo ôm sát cơ thể, cho bé mặc một chiếc áo thun với quần yếm bên ngoài cũng là cách giúp bé trông mập mạp, bụ bẫm hơn.

 

thời trang cho bé gầy

Với bé gái thì việc chọn thời trang cho bé gầy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần cho bé mặc những bộ váy xòe có bèo nhún và hoa trang trí ở phần trên là sẽ không ai phát hiện ra bé nhà bạn có phần nhẹ cân nữa.


thời trang cho bé gầy

3. Chọn theo họa tiết


Họa tiết kẻ sọc hoặc trơn màu làm bé gầy hơn thực tế, trong khi họa tiết kẻ ngang hoặc họa tiết hoa lá sẽ giúp bé mập hơn rất nhiều. Mẹ hãy ghi nhớ điều này khi chọn thời trang cho bé gầy nhé.


thời trang cho bé gầy

4. Chọn theo màu sắc


Bé gầy hợp với những màu sáng như trắng, hồng, đỏ, kem. Những màu tối như tím than, đen, nâu không hề hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ gầy.


thời trang cho bé gầy

Dựa vào 4 mẹo chọn thời trang cho bé gầy trên đây, mẹ hãy lựa cho bé nhà mình những bộ đồ thật xinh nhé!



Đọc tiếp »
 

NHỮNG ĐIỀU TỐT NHẤT CHO CON Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates