Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

12 kỹ năng quan trọng giúp cha mẹ tự dạy trẻ tự kỷ tại nhà


Hội chứng tự kỷ ở trẻ em xuất hiện khi trẻ còn rất nhỏ (dưới 24 tháng tuổi), nhưng cha mẹ không có kinh nghiệm rất khó phát hiện ra. Dạy trẻ tự kỷ là một vấn đề khó khăn, ngay cả đối với các chuyên gia về tự kỷ. Tự kỷ không phải là bệnh, không có thuốc chữa khỏi, mọi biện pháp chữa trị đều chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng.

Gia đình là môi trường tốt nhất cho việc dạy trẻ tự kỷ. Nếu nắm được kỹ năng, cha mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con tại nhà mà không cần đưa đến trung tâm, như vậy vừa tốn kém lại chưa chắc có hiệu quả. Điều cần lưu ý nhất là phải có kỹ năng và thật sự kiên trì.

dạy trẻ tự kỷ

12 kỹ năng giúp cha mẹ tự dạy trẻ tự kỷ tại nhà


1. Gọi tên trẻ


Trẻ tự kỷ đôi khi không nhận biết được tên của mình, hoặc có biết nhưng rất lười phản ứng. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ hành động gì của trẻ, chúng ta đều phải gọi tên trẻ. Chẳng hạn như: “Đức, con gấu đâu?” hay “Đức, đưa mẹ bông hoa”…

2. Ngang tầm mắt trẻ


Trẻ tự kỷ rất ngại giao tiếp bằng mắt, do đó mọi thứ đều phải để ngang tầm mắt để tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với người đối diện. Các vật dụng để thu hút sự chú ý của trẻ nên là đồ chơi hoặc những thứ mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chủ động nhìn nhiều hơn.

3. Theo dõi và tham gia cùng trẻ


Để trẻ là người dẫn dắt các hoạt động, cha mẹ theo dõi và tham gia cùng với trẻ, đồng thời điều chỉnh cách chơi sao cho phù hợp với trẻ.

4. Tập ngồi


Có nhiều trẻ tự kỷ tăng động không thể ngồi yên một chỗ, lúc này cần phải tập cho trẻ ngồi, biết chờ đợi và chơi lần lượt. Nên để trẻ ngồi ở một góc nhỏ hẹp, khó di chuyển ra chỗ khác và hạn chế những yếu tố làm trẻ xao nhãng như tiếng ồn, đồ chơi xung quanh.

5. Đợi và làm theo lần lượt


Đây là một cách dạy trẻ tự kỷ tính kiên nhẫn và biết giao tiếp một cách thật sự. Cha mẹ khi dạy trẻ cần tạo ra sự tương tác lần lượt, luân phiên trẻ, đến cha mẹ, rồi lại đến trẻ.

 

6. Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh


Lời nói khi hướng dẫn trẻ phải nhất quán, đơn giản, phù hợp với từng tình huống. Giọng điều cần rõ ràng, khi lên khi xuống để trẻ chú ý nhưng không được dùng những lời tiêu cực như “con không được làm cái này, con không được nghịch cái kia”. Thay vào đó, hãy nói những lời cụ thể như “Nhặt bóng lên, thả con cá ra!”. Sau khi nói, cần cho trẻ thời gian xử lý thông tin và phản ứng lại.

Bên cạnh lời nói, dạy trẻ tự kỷ cũng cần sự hỗ trợ nhiều của hình ảnh minh họa để trẻ dễ dàng hình dung, tưởng tượng và kiểm soát hành vi. Các hình ảnh này có thể là ảnh trên tivi, máy tính, video, ảnh thật hoặc hành động, cử chỉ, ánh mắt của người lớn.

7. Tạo nhu cầu


Trẻ tự kỷ lười phản ứng, ít nhu cầu, vì vậy cha mẹ phải tạo ra tình huống kích thích nhu cầu của trẻ, chẳng hạn như đưa đồ lên cao để trẻ với, bỏ đồ vào hộp trong suốt nhưng đậy kín, để đồ cho trẻ lựa chọn, đưa từng chút một hoặc làm trái với kỳ vọng của trẻ để trẻ phản đối.

8. Trợ giúp trẻ


Vì trẻ không thể bắt chước ngay được nên cần phải có cha mẹ trợ giúp, cầm tay chỉ việc cho trẻ. Đầu tiên làm mẫu để trẻ quan sát, sau đó cầm tay trẻ chỉ việc hoàn toàn, cầm tay chỉ việc 1 phần, hỗ trợ trẻ bằng hành động kèm cử chỉ lời nói, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói và cuối cùng là hỗ trợ trẻ bằng lời nói đơn thuần.

9. Chuỗi – từng bước nhỏ


Tất cả các công việc đều phải thực hiện thành chuỗi theo từng bước nhỏ, có thể là chuỗi tiến (đầu tiên đến cuối cùng) hoặc chuỗi ngược (từ cuối cùng đến đầu tiên).

10. Chơi đa dạng


Dạy trẻ tự kỷ chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau bởi trẻ tự kỷ rất hay làm đi làm lại một hành động. Hãy bắt đầu với những cách đơn giản, sau đó nâng cao phức tạp hơn để tăng khả năng nhận thức của trẻ.

11. Có cấu trúc


Tất cả các hoạt động đều phải có lịch trình, có bắt đầu và có kết thúc để trẻ không bị lúng túng trước sự việc xảy ra tiếp theo. Nếu thực hiện nhiều lần, trẻ có thể dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.

Vì vậy, khi bắt đầu việc gì, cha mẹ đều phải cho trẻ biết, chẳng hạn như “Bắt đầu đọc truyện nhé!”. Khi đọc xong cũng cần cho trẻ biết “Đọc xong rồi, cất truyện đi” kèm theo các hành động để trẻ dễ dàng hình dung.

12. Củng cố


Khi trẻ có những phản hồi phù hợp, dù chỉ là một chút thôi như chủ động nhìn mắt, hành vi đúng… hãy củng cố trẻ bằng cách mỉm cười thân thiện, khen ngợi trẻ cụ thể như “nhặt bóng giỏi”, “ghép hình giỏi”… Cha mẹ cũng nên ôm hôn trẻ để động viên, thưởng cho trẻ bằng đồ ăn, đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì mà trẻ thích. Chơi theo ý thích của trẻ trong thời gian ngắn cũng là một cách củng cố.


Dạy trẻ tự kỷ mất rất nhiều thời gian, đôi khi mặc dù cha mẹ dạy đúng phương pháp nhưng nhiều tháng trời trẻ không thể tiến bộ được, điều này có thể do tình trạng của bản thân trẻ. Khi đó, cha mẹ cần kiên trì, tiếp tục rèn luyện vì chỉ cần bỏ quên trẻ 1 vài ngày, mọi nỗ lực sẽ về con số 0.

Nguồn: totchocon.blogspot.com tổng hợp
Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Mẹ đã biết giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách chưa?

Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non không còn là thuật ngữ xa lạ với các bậc phụ huynh. Nếu trước kia vấn đề này chưa được quan tâm nhiều thì hiện nay, các bậc cha mẹ đã chú ý rất nhiều đến việc phát triển trí tuệ cho trẻ ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, để thực hiện giáo dục cho trẻ trong độ tuổi mầm non không hề đơn giản. Hãy cùng totchocon.blogspot.com tìm hiểu ngay sau đây.

  
giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non


Tại sao cần giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non?


Việc học tập ngay khi từ nhỏ sẽ giúp thay đổi thành phần kết cấu của não bộ, làm cho các tế bào não phát triển phức tạp hơn, số lượng phân tử RNA trong tế bào não sẽ tăng lên rất nhiều.

Nếu bạn chưa biết, từ lúc trẻ sinh ra đã là một thiên tài. Chính vì vậy nếu trẻ được giáo dục trí tuệ từ sớm sẽ kích thích não bộ phát triển nhanh hơn và tư duy nhanh hơn rất nhiều. Nếu được trải nghiệm đúng phương pháp sẽ giúp não boọ trẻ phát triển về cảm xúc, tư duy và trí tuệ. Trẻ sẽ đam mê học hỏi, thích thú với việc khám phá xung quanh hơn.

Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non hiện nay


- Các trường mẫu giáo thường không đầu tư nhiều cho việc phát triển trí tuệ ở trẻ.

- Áp đặt khuôn khổ, những nguyên tắc giáo dục cũ.

- Trẻ không được sáng tạo. Chỉ chăm chăm theo khuôn khổ giáo viên đưa ra.

- Lựa chọn phương pháp giáo dục không đúng tuổi khiến trẻ không phát huy được hết khả năng.

- Các bậc phụ huynh không tìm cách giáo dục cho trẻ ngay khi ở nhà.

Làm thế nào để giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách?


Để có thể giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non đúng cách cần có sự giúp đỡ từ cả phía gia đình và nhà trường nơi bé theo học.

Trong độ tuổi này, cách tốt nhất để giáo dục sớm cho trẻ đó là để trẻ học được những điều bổ ích thông qua các trò chơi. Khi ở độ tuổi đi học mẫu giáo hãy để trẻ sáng tạo trò chơi cùng các con số và chữ cùng những trải nghiệm ngoại khóa sau mỗi lớp học.

Điều quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ không phải là việc bạn máy móc ép trẻ biết điều gì đó mà là để trẻ tự khám phá ra điều mà bạn muốn trẻ học được.

Những lưu ý khi giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non


- Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

- Phụ huynh hoặc giáo viên cần hướng dẫn cũng như thực hiện với bé để bé yêu thích và cảm thấy an toàn khi hoạt động vui chơi, học hỏi.

- Giáo dục sớm khác với giáo dục tri thức sớm. Không nên ép bé tập viết, tập đọc hay nhận biết màu sắc,…ngay khi mới chập chững biết đi. Giáo dục sớm là kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh để phát triển tư duy tối đa. Khi trẻ đi mẫu giáo mẹ hãy áp dụng giáo dục tri thức cho trẻ.


Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ nhất là ở độ tuổi mầm non. Mẹ hãy tham khảo nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan đến việc giáo dục con tại chuyên mục: Giáo Dục nhé!
Đọc tiếp »
 

NHỮNG ĐIỀU TỐT NHẤT CHO CON Template by Ipietoon Cute Blog Design

Blogger Templates